THỰC TẾ ẢO BIẾN ĐỔI NGÀNH BÁN LẺ NHƯ THẾ NÀO?

Trong những năm trở lại đây, cùng với sự phát triển chóng mặt của công nghệ kỹ thuật số, công nghệ thực tế ảo (VR) cũng đã có những bước đi đầu tiên trong quá trình thâm nhập và chuyển đổi số ngành bán lẻ. Theo ước tính, quy mô thị trường thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường ngành bán lẻ toàn cầu ước tính sẽ tăng trưởng với tốc độ 24.8% để đạt giá trị 17.86 tỷ USD vào năm 2028.

Vào năm 2021, công ty công nghệ Zakeke đã tiến hành một cuộc khảo sát quy mô lớn với khách hàng mua sắm trên các sàn thương mại điện tử. Và kết quả đã thu về được với hơn 32% người mua mong muốn có trải nghiệm mua sắm và có các tùy chỉnh được kích hoạt bởi công nghệ VR. Mặc dù vậy, 71% người khảo sát chưa bao giờ được sử dụng VR hoặc các tính năng thực tế ảo tăng cường khi mua sắm.

Để có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng và tồn tại trong thị trường bán lẻ đầy tính cạnh tranh này, sự đổi mới trong cách bán hàng cũng như làm việc đối với các doanh nghiệp sẽ là điều tất yếu phải xảy ra. Liệu việc áp dụng công nghệ thực tế ảo biến đổi ngành bán lẻ như thế nào? Hãy cùng VR PLUS tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Áp dụng công nghệ thực tế ảo trong ngành bán lẻ

Giống như hầu hết các ứng dụng VR, thực tế ảo trong bán lẻ sẽ tạo một không gian ảo một cách chân thực và sống động nhất. Khách hàng có thể bước vào không gian được tạo ra bởi công nghệ VR và tương tác như đang có mặt tại thế giới thực.

Chẳng hạn, trong không gian showroom 360, một người kỹ thuật số hỗ trợ AI có thể hướng dẫn khách hàng trải nghiệm mua sắm. Họ cũng có thể hình dung và tương tác với sản phẩm trước khi mua – đặc biệt đối với hàng tiêu dùng như đồ nội thất hoặc thiết bị gia dụng. Khách hàng có thể thử lắp ráp một món đồ nội thất bên trong showroom ảo trước khi dùng thử trong đời thực.

Showroom ảo - Rạng Đông

Showroom 360 Rạng Đông được thực hiện bởi VR PLUS

Các thương hiệu cũng phải xem về việc bố trí sắp xếp không gian trong thế giới ảo. Thiết lập phòng trưng bày ảo hỗ trợ VR trong các cửa hàng bán lẻ thực tế là một tùy chọn, cho phép khách ghé thăm cửa hàng trải nghiệm sản phẩm trong showroom trước khi đưa ra quyết định mua hàng và tăng cơ hội mua hàng cũng như giá trị của sản phẩm được mua.

Thực tế ảo biến đổi ngành bán lẻ như thế nào?

Được coi là công nghệ cốt lõi trong quá trình chuyển đổi số ngành bán lẻ, thực tế ảo đã và đang mang lại lợi ích cho nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Dưới đây là những lợi thế mà VR mang lại cho ngành bán lẻ.

Khách hàng mua sắm không cần tiếp xúc trực tiếp

Trải nghiệm mua hàng không cần tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm là lợi thế đầu tiên được kể đến mà VR mang lại cho khách hàng. Chỉ cần vài cú click chuột, khách hàng có thể quan sát, tương tác các sản phẩm trên kệ hàng và tìm hiểu thông tin sản phẩm mà không cần đến trực tiếp cửa hàng. Nếu mục tiêu của bạn là nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh, thì phòng trưng bày ảo sẽ thực hiện được điều đó. Trải nghiệm sẽ là thứ đáng nhớ nhất đối với khách hàng, và bạn có thể thỏa sức sáng tạo trong showroom ảo để mang lại cho “thượng đế” của bạn những trải nghiệm thú vị và khó quên nhất

Tùy chỉnh sản phẩm

Khả năng tùy chỉnh sản phẩm là yếu tố thúc đẩy cho sự hài lòng của khách hàng trong ngành bán lẻ. Sử dụng VR sẽ cung cấp cho khách hàng các công cụ đơn giản, phi kỹ thuật để tinh chỉnh thiết kế của sản phẩm. Họ không cần biết hoặc tìm hiểu về giao diện người dùng (UI) hay các công cụ thiết kế chuyên dụng, chỉ cần chiếu hình ảnh 3D của sản phẩm trong VR và thêm vào các chi tiết trang trí, thay đổi màu sắc và các mục khác theo yêu cầu.

Trong không gian showroom ảo của KIA, khách truy cập có thể tùy chỉnh mẫu mã, màu sắc những chiếc xe mình yêu thích và quan sát những chi tiết phức tạp của chúng.

Khả năng tùy chỉnh của showroom ảo KIA

Khả năng tùy chỉnh của showroom ảo KIA

Đào tạo nhân viên bằng công nghệ VR

Thực tế ảo biến đổi ngành bán lẻ trong đào tạo nhân viên

Đào tạo nhân viên bằng công nghệ thực tế ảo

Thành công trong bán lẻ phụ thuộc rất nhiều vào bộ kỹ năng của nhân viên cửa hàng và công nghệ thực tế ảo sẽ giúp doanh nghiệp đào tạo nhân viên của mình. Các nhà bán lẻ có thể diễn ra các tình huống thực tế trong môi trường thực tế ảo để nhân viên biết cách xử lý các tình huống khách hàng có vấn đề và các xung đột có thể xảy ra.

Tăng mức độ nhận diện thương hiệu

Các phòng trưng bày ảo sẽ mang lại cho cá nhân khách hàng những trải nghiệm mới lạ so với các phòng trưng bày truyền thống. Một trong những lợi ích mà doanh nghiệp sẽ có được khi ứng dụng công nghệ này chính là khả năng tùy ý sáng tạo và thay đổi hình ảnh trong chính showroom của mình. Và tất nhiên, nhiều nhà bán lẻ đã sử dụng cơ hội đó để tạo ra showroom với logo của họ ở khắp nơi. Điều này có thể giúp tăng mức độ nhận diện thương hiệu và tất cả những gì về doanh nghiệp của bạn.

Theo dõi và phân tích hành vi khách hàng

Giống như với hầu hết các công cụ trực tuyến hiện nay, bạn sẽ có thể theo dõi và phân tích cách khách hàng tiềm năng đang tham gia và tương tác trong không gian thế giới ảo của bạn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp nắm được thông tin quan trọng cho chiến dịch bán hàng của mình.

Tương lai của VR trong bán lẻ

Trong tương lai gần, VR hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các nhà bán lẻ. Trong báo cáo của Accenture năm 2021, chỉ cần tăng 1% việc sử dụng AR/VR trong bán lẻ là có thể mang lại thêm cơ hội bán hàng trị giá 66 tỷ USD.

Về lâu dài, các công ty như Facebook, Microsoft và Epic Games đang làm việc trên một nền tảng hoàn toàn mới có tên là Metaverse, nơi có thể biến đổi hoàn toàn hoạt động bán lẻ. Bên trong Metaverse, bạn có thể có các cửa hàng VR độc lập, nơi khách hàng thực sự có thể hóa thân thành các nhân vật kỹ thuật số và thoát khỏi thế giới thực tại.

Nền tảng Metaverse

Nền tảng Metaverse

Metaverse cũng có thể mở ra các thị trường mới khi khách hàng từ khắp nơi trên thế giới có thể khám phá các thương hiệu và sản phẩm của họ mà không gặp bất kỳ hạn chế nào về không gian và thời gian.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tải hồ sơ năng lực