"BỎ TÚI" 9 THUẬT NGỮ PHỔ BIẾN TẠI AGENCY (P.2)

Đối với những ai đang có mong muốn làm việc trong các agency, việc hiểu và sử dụng đúng thuật ngữ là vô cùng quan trọng. Ở phần trước, , HM-Group đã điểm qua 7 thuật ngữ phổ biến và hay được sử dụng nhất tại các agency. Đến với phần thứ 2 này, hãy cùng đi qua 9 thuật ngữ quan trọng khác để hiểu rõ hơn về ngành nghề thú vị nhưng cũng không kém phần khó nhằn này nhé!

8. Campaign

Trong lĩnh vực marketing và truyền thông, "campaign" (chiến dịch) là một chuỗi các hoạt động được tổ chức và triển khai nhằm đạt được mục tiêu cụ thể cho một sản phẩm, dịch vụ, sự kiện hoặc thương hiệu nào đó. Mục tiêu của một chiến dịch thường liên quan đến tăng doanh số bán hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng mới, tăng cường tương tác khách hàng, hoặc thúc đẩy một hoạt động mà chiến dịch hướng đến. 

"Reverse Selfie" của DOVE Campaign "Reverse Selfie" của DOVE

Các campaign thường sử dụng nhiều phương tiện truyền thông và kênh tiếp thị khác nhau nhằm lan tỏa thông điệp đến target audience. Những kênh này có thể bao gồm các phương tiện truyền thông truyền thống như quảng cáo trên truyền hình, báo chí, đài phát thanh, hay các phương tiện truyền thông kỹ thuật số. 

9. Brief

Brief nghĩa là bản tóm tắt văn bản được client cung cấp cho các agency. Brief chứa đựng những thông tin quan trọng về sản phẩm hoặc dịch vụ của khách hàng, mục tiêu mà chiến dịch mong muốn đạt được, target audience, thông điệp chính cần truyền tải, ngân sách, thời gian thực hiện và các yêu cầu khác liên quan đến chiến dịch. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc định hình hướng đi và phạm vi của chiến dịch từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành.

10. Customer Insight

Customer insight là một thuật ngữ thường xuyên được sử dụng trong ngành Marketing. Nó có nghĩa là sự thật ngầm hiểu, một “bí mật” ẩn sâu trong tâm trí của khách hàng, có khả năng tác động và ảnh hưởng đến hành vi mua hàng như nhu cầu, thói quen, cảm xúc,... 

Insight là một thuật ngữ phổ biến trong agency

Customer Insight là một thuật ngữ phổ biến trong agency

Để tạo ra một chiến dịch truyền thông hoặc quảng cáo hiệu quả, việc có những insights rõ ràng về đối tượng mục tiêu là điều cần thiết. Những insights này thường được tìm hiểu qua nghiên cứu thị trường, cuộc khảo sát, phỏng vấn, quan sát và phân tích dữ liệu khách hàng. Việc xác định đúng insight sẽ giúp cho agency đưa ra được những hướng đi phù hợp để xây dựng chiến dịch một cách hiệu quả hơn.

11. Proposal 

Proposal (đề xuất) là một tài liệu được chuẩn bị bởi agency để đề xuất ý tưởng và phương án truyền thông hoặc quảng cáo cho khách hàng. Proposal chứa đựng những thông tin chi tiết về chiến lược, kế hoạch và phương thức triển khai dự kiến, cùng với các yếu tố sáng tạo như ý tưởng truyền thông, nội dung, hình ảnh, video, và phương tiện sử dụng. Sau khi proposal được khách hàng “duyệt", agency sẽ tiến hành triển khai chiến dịch theo kế hoạch đã đề xuất.

Proposal là một hình thức trình bày trang trọng phần ý tưởng đến đối tác hoặc khách hàng.

Proposal là một hình thức trình bày trang trọng phần ý tưởng đến đối tác hoặc khách hàng.

12. Pitching

Pitching là một thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh, truyền thông, và quảng cáo. Khi một doanh nghiệp muốn thu hút một khách hàng mới hoặc đối tác tiềm năng, họ sẽ thực hiện quá trình "pitching". Trong hoạt động này, họ sẽ trình bày một bài thuyết trình chuyên nghiệp với mục tiêu giới thiệu một sản phẩm hoặc dịch vụ, đưa ra những lợi ích và giá trị mà sản phẩm hoặc dịch vụ đó mang lại, và thể hiện sự phù hợp và độc đáo của ý tưởng. Quá trình pitching đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, kỹ năng thuyết trình và khả năng thuyết phục để thành công trong việc thu hút sự quan tâm và hợp tác từ khách hàng hoặc đối tác tiềm năng.

13. Key Performance Indicator (KPI)

KPI là một thuật ngữ phổ biến không chỉ trong các agency. Đây là một chỉ số hoặc số liệu thống kê định lượng được sử dụng để đo lường hiệu quả hoặc thành công của một campaign cụ thể. KPI có thể là một chỉ số đơn giản như doanh số bán hàng, tỷ lệ chuyển đổi, doanh thu, lợi nhuận, hay số lượng khách hàng mới, cũng có thể là các chỉ số phức tạp hơn như hài lòng của khách hàng, thời gian phục vụ, chi phí quảng cáo trung bình cho mỗi khách hàng mới,...

Một KPI hiệu quả cần đảm bảo 5 yếu tố của nguyên tắc SMART sau đây: Specific (Cụ thể); Measurable (Có thể đo lường được); Attainable (Có thể đạt được); Relevant (Liên quan, thích hợp); Time-bound (Có giới hạn về thời gian).

Mô hình SMART giúp xác định KPI

Mô hình SMART giúp xác định KPI

14. Traffic

Traffic, hay còn được biết đến là lưu lượng truy cập, là thuật ngữ dùng để chỉ số người dùng truy cập và hoạt động trên website của bạn. Traffic giúp bạn theo dõi hành vi của người dùng và những từ khóa thường xuyên được người dùng tìm kiếm. Việc theo dõi lượng traffic trên trang website hay ứng dụng giúp đánh giá sự phổ biến và hiệu quả của nội dung hoặc dịch vụ đó, cũng như đưa ra các quyết định và cải tiến để tăng cường tương tác và sự quan tâm từ người dùng.

15. Seeding

Trong ngữ cảnh truyền thông và marketing, "seeding" là một chiến lược để phân phối và lan truyền nội dung một cách chiến lược và tự nhiên thông qua các kênh truyền thông và mạng xã hội.

Seeding là một phương pháp quảng bá hiệu quả.

Seeding là một phương pháp quảng bá hiệu quả.

Khi một doanh nghiệp, thương hiệu hoặc nhà quảng cáo tạo ra nội dung sáng tạo như video, bài viết, hình ảnh hoặc các sản phẩm truyền thông khác, họ luôn muốn nội dung này được tiếp cận bởi nhiều người dùng hoặc khách hàng tiềm năng hơn. Để làm được điều này, họ sử dụng chiến lược seeding để đưa nội dung đó vào những nơi mà người dùng tiềm năng có thể dễ dàng tìm thấy và chia sẻ, ví dụ như các hội nhóm facebook, các diễn đàn, sử dụng influencer marketing,...

16. Outsource

Outsource, hay outsourcing, có nghĩa là thuê ngoài. Đây là hoạt động thuê công ty ngoài tham gia vào các công việc trong công ty, thực hiện nhiệm vụ thay cho đội ngũ nhân viên nội bộ. Khi mà các doanh nghiệp đã có định hướng, chiến lược nhưng nguồn nhân lực lại hạn hẹp, nhân viên trong công ty không thể làm được hết thì người quản lý sẽ tìm đến và thuê những đơn vị có chuyên môn bên ngoài về làm việc. Các lĩnh vực phổ biến mà doanh nghiệp thường outsource bao gồm sản xuất, tiếp thị, kế toán, hỗ trợ khách hàng, phát triển phần mềm và quản lý hạ tầng công nghệ thông tin. Tùy thuộc vào mục tiêu và yêu cầu của doanh nghiệp, họ có thể chọn outsource một hoặc nhiều dịch vụ hoặc công việc để tối ưu hóa hoạt động và tăng cường hiệu quả kinh doanh.

TẠM KẾT

Hiểu và sử dụng đúng những thuật ngữ trong agency là một yếu tố quan trọng giúp bạn xây dựng và thực hiện các chiến dịch truyền thông và quảng cáo một cách hiệu quả. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã “bỏ túi" thêm được những kiến thức bổ ích và thú vị. Và nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về agency cũng như các công việc tại agency, hãy tìm đọc những bài viết trước của HM Media nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tải hồ sơ năng lực