Tỷ lệ chuyển đổi trung bình của langding page là 26%. Tuy nhiên, trong landing page của phần lớn doanh nghiệp, con số này chỉ ở mức dưới 10%. Vậy làm sao để landing page của bạn không chịu chung số phận nghiệt ngã với những doanh nghiệp còn lại? Hãy cùng HM Media khám phá những tuyệt chiêu giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi landing page.
Giống như thiết kế website bán hàng, trước khi bắt tay xây dựng landing page, hãy dành thời gian tìm hiểu về khách hàng sẽ truy cập trang của bạn. Hãy tự đặt những câu hỏi về đối tượng khách hàng bạn hướng tới như: họ muốn đọc gì, xem gì, cảm nhận như thế nào khi tiếp tục xem landing page.
Những thông tin cơ bản về tập khách hàng, bạn bắt đầu xây dựng lộ trình mua hàng cho họ trên landing page. Lộ trình này xây dựng landing page sẽ phụ thuộc vào thói quen tìm hiểu và đăng ký thông tin của người tiêu dùng. Việc xác định rõ đối tượng mục tiêu là nền tảng quyết định sự thành công của landing page. Yếu tố này góp phần làm tăng tỷ lệ chuyển đổi từ 1,3% đến 11% (phụ thuộc vào vị trí trong hành trình mua hàng của khách hàng).
Trong thiết kế website bán hàng, landing page, sản phẩm đẹp nhưng không tạo giá trị cho khách sẽ thất bại. Do đó, bạn nên dành thời gian suy nghĩ về giá trị mà nội dung landing page tạo ra. Liệu bạn đang cung cấp những thông tin mà khách hàng đang tìm kiếm? Những nội dung đó có đáng để họ để lại thông tin liên lạc? Nếu khách hàng thấy landing page của bạn tạo ra giá trị, lượng visitors sẽ chuyển đổi thành khách hàng.
Hãy cố gắng giới thiệu ngắn gọn về sản phẩm, dịch vụ mà landing page của bạn đang bán cho khách hàng ngay từ ban đầu. Khách hàng không có nhiều thời gian để lưu lại trang của bạn trừ khi họ tìm thấy điều gì hữu ích cho bản thân. Do đó, hãy đưa những thông tin quan trọng nhất lên đầu để giữ chân khách hàng cho đến khi họ hoàn thành quá trình chuyển đổi. LewisKemp, CEO của Lightbulb Media gợi ý rằng việc gây ấn tượng ban đầu góp phần tăng tỷ lệ chuyển đổi từ 9% - 23% trong 2 tuần.
Bên cạnh việc tạo ra tiêu đề rõ ràng, súc tích, đầy đủ nội dung giá trị, bạn cũng nên thêm những tính từ mời gọi, cảm xúc vào tiêu đề landing page. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, thay vì thông tin, khách hàng dựa vào cảm xúc để đưa ra quyết định. Do đó, không ngạch nhiên khi tiêu đề chứa yếu tố cảm xúc giúp tỷ lệ chuyển đổi tăng thêm 8,4%.
Để kiểm tra điểm số cảm xúc của tiêu đề landing page, bạn có thể dùng công cụ phân tích dòng tiêu đề CoSchedule.
Những nội dung về khuyến mại là một cách để tạo ra tâm lý khẩn cấp cho khách hàng trong quá trình ghé thăm landing page. Các nghiên cứu cho thấy những ưu đã như giảm giá, miễn phí giao hàng có thể tăng tỷ lệ click lên tới 12% - 27%.
Ngoài việc đưa thông tin về sản phẩm, bạn có thể thúc giục người đọc để lại thông tin liên hệ bằng cách đánh vào nỗi sợ hoặc sự gấp gáp. Ví dụ, đối với một landing page bán thuốc, bạn có thể viết nội dung về nguy cơ bị bệnh. Đối với những nội dung về ưu đãi hoặc các chương trình khuyến mại, bạn có thể đánh vào thời gian để thể hiện sự gấp gáp. Những yếu tố này là động lực để khách hàng tiến đến bước tiếp theo trong quy trình chuyển đổi.
Sau khi khách hàng bị thu hút bởi nội dung, bước tiếp theo bạn cần làm là tạo điều kiện tối đa để họ thực hiện hành động. Phần CTA nên được thiết kế nổi bật để điều hướng người đọc. Ngoài ra, CTA nên kèm thêm biểu mẫu thu thập thông tin khách hàng nhằm hỗ trợ họ để lại thông tin. Biểu mẫu của bạn cần rõ ràng, yêu cầu các thông tin tối thiểu (tên, email, số điện thoại). Kinh nghiệm cho thấy biểu mẫu càng ít thông tin thì càng gia tăng độ tin tưởng. Không một khách hàng nào thích việc bị đòi hỏi cung cấp quá nhiều thông tin riêng tư. Do đó, hãy đảm bảo biểu mẫu của bạn có ít nhất 3 thông tin cơ bản, nội dung cụ thể để khách hàng biết họ cần cung cấp gì.
Nên nhớ rằng, hành trình khách hàng đi càng gần về vị trí CTA, khả năng họ cần bạn càng cao. Do đó, chỉ cần làm tối ưu phần CTA, tỷ lệ chuyển đổi của landing page có thể cải thiện khoảng 40%.
Video là yếu tố giúp cho sản phẩm của bạn nổi bật hơn, so với một landing page chỉ có chữ và hình ảnh. Các video gợi cho người xem cảm giác chân thật về sản phẩm của bạn, giúp họ có nhiều động lực hơn để thực hiện hành động. Tuy nhiên, khi sử dụng video, bạn cần chú ý đến những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tải web như dung lượng, chất lượng... Việc tạo video trên landing page không quá phức tạp, mà còn giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi lên tới 80%.
Xem thêm: 6 mẹo thiết kế website bán hàng hiệu quả cho người mới bắt đầu
88% khách hàng sẽ kiểm tra độ tin cậy của landing page trước khi họ đưa ra quyết định. Vì vậy, hãy làm họ an tâm bằng những dấu hiệu tin cậy. Đó có thể là thông tin liên lạc, phản hồi khách hàng cũ, thông tin về đội ngũ kinh doanh. Những dấu hiệu này nên đặt gần CTA và biểu mẫu lấy thông tin để hỗ trợ khách hàng đưa ra quyết định.
Hạn chế yếu tố gây nhiễu là việc cần thiết để làm khi thiết kế website bán hàng cũng như thiết kế landing page. Những yếu tố gây nhiễu là yếu tố khiến người xem bị phân tâm khỏi landing page, không đi theo lộ trình mua hàng định sẵn. Yếu tố gây nhiễu có nhiều loại: để nhiều thông tin trên thanh menu trên đầu và hai bên website, biểu mẫu thu thập thông tin quá dài. Do đó, hãy cố gắng loại bỏ những thông tin không cần thiết và giữ landing page của bạn gọn gàng nhất có thể. Như vậy người đọc mới có những khoảng nghỉ cho mắt để đi theo lộ trình mua hàng mà bạn dựng sẵn.
Bạn có thể sử dụng quảng cáo để tăng lượng truy cập. Tuy nhiên, việc sử dụng quảng cáo cần nhắm vào nhóm người cụ thể. Bạn cần đảm bảo rằng họ là những người có nhu cầu về sản phẩm và quan tâm tới nội dung của landing page. Tránh chạy quảng cáo đại trà, vừa tốn kém, vừa gây khó chịu cho những người không có nhu cầu mua hàng.
Nếu bạn đang dùng Google Ads, hãy cố gắng tận dụng nguồn dữ liệu công cụ này thu thập được. Các nghiên cứu từ dữ liệu Google Ads có thể cung cấp gợi ý để bạn chỉnh sửa landing page của mình.
Sau khi thiết kế xong landing page, bạn có thể cho chạy thử nghiệm. Việc chạy thử nghiệm sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát, cung cấp thông tin về yếu tố nào đang hoạt động tốt/không tốt. Công cụ phổ biến được dùng hiện nay là A/B testing (90% doanh nghiệp sở hữu landing page tin dùng). A/B testing hỗ trợ bạn theo dõi tỷ lệ click, tỷ lệ vào trang và nhiều chỉ số khác. Cách thức này sẽ giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi dựa vào việc chỉnh sửa, cải tiến landing page.
Ngoài ra bạn có thể theo dõi hành vi người dùng trên trang (on-site behavior) bằng heat map. Heat map sẽ giúp bạn phát hiện ra phần nào của landing page đang được click chuột nhiều và phần nào đang bị bỏ qua. Thông thường, các landing page sẽ không tích hợp heat map, trừ khi bạn yêu cầu bên cung cấp dịch vụ làm web cài đặt. Do đó, để phục vụ cho việc theo dõi hiệu quả landing page, hãy cố gắng tích hợp heat map ngay trong quá trình xây dựng landing page. Trong trường hợp không có heat map, bạn vẫn có thể cài đặt các phần mềm như HotJar, Lucky Orange và CrazyEgg để theo dõi. Cách này áp dụng cho cả thiết kế website bán hàng lẫn landing page.
Với kinh nghiệm dày dạn về thiết kế website bán hàng - landing page, HM Media tin rằng giải pháp của chúng tôi sẽ giúp bạn tạo ra một landing page hiệu quả với chi phí hợp lý.
Tham khảo thêm các dịch vụ khác của chúng tôi tại đây!
Liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn miễn phí:
– Hotline: 0963.186.388
– Email: hello@hmmedia.vn
– Website: www.hmmedia.vn
Vui lòng trích nguồn khi sử dụng nội dung bài viết của chúng tôi
Minh Anh - HM Media
LIÊN HỆ
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN NHANH CHÓNG